Thứ 2 - Thứ 7 : 09:00 - 17:30

Nếu như Việt Nam có nhiều cách gọi cha khác nhau tùy vào vùng miền và thói quen sử dụng như cha, ba, bố,... thì ở Nhật Bản cũng vậy. Ngoài cách gọi cha bằng "otousan" và "chichi" như trong nhiều bộ phim Nhật thường dùng thì ở Nhật còn có một số cách gọi cha khác nữa đấy! Hãy cùng Nhật ngữ C.I.P tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

CÓ TỚI 7 CÁCH GỌI “CHA” TRONG TIẾNG NHẬT. BẠN ĐÃ BIẾT HAY CHƯA?
  • Otousan (お父さん)

Nếu bạn đã từng tham gia các lớp học tiếng Nhật hoặc xem các bộ phim Nhật Bản, chắc cụm từ "Otousan" đã trở nên quen thuộc với bạn. Otousan là từ phổ biến nhất trong cách gọi cha (chỉ dùng khi xưng hô với cha của mình) và thường được sử dụng rộng rãi.
Nói về sự lịch sự trong cách gọi của cụm từ "otousan", từ "o" là một tiếp đầu ngữ mang nghĩa lịch sự, trang trọng, vì vậy có nhiều người lược bỏ "o" và chỉ gọi "tousan". Cách gọi này mang ý nghĩa thân mật và thường sử dụng khi đùa giỡn hay Hậu tố "san" cũng là một tiêu chuẩn khi nói về người ở Nhật Bản. Trang trọng hơn, người ta còn có thể dùng hậu tố "sama". Tuy nhiên, bạn sẽ không bao giờ nghe thấy cụm từ "tousama" thay cho "tousan". , khi nói về ba của người khác như ba của bạn bè, đồng nghiệp, bạn nên sử dụng từ "otousan" bởi đây là cách gọi chuẩn chỉn và lịch sự nhất.

 

Otousan là cách gọi cha phổ biến nhất trong tiếng Nhật.

  • Chichi (父)

Cách thứ hai để nói về ba, bạn có thể sử dụng cụm từ chichi (父). Hán tự "父" được trích từ một phần của cách viết chữ "お父さん" (otousan). Chichi chỉ dùng gọi cha mình nhằm thể hiện sự gần gũi, thân mật hơn. Cụm từ Chichi cũng được dùng để sử dụng trong thuật ngữ Chichi no Hi (ngày của cha).

  • Papa (パパ)

Papa là một từ vay mượn từ nước ngoài. Trong cuộc sống Nhật Bản hiện đại, chữ "papa" dần được sử dụng nhiều hơn và trở nên phổ biến hơn do dễ nhớ và dễ gọi.
 

Do dễ nhớ và dễ gọi nên cách gọi "papa" dần được sử dụng nhiều hơn.

  • Oyaji  (親父/ おやじ)

Cách viết Hán tự Oyaji là sự kết hợp giữa 親(ba mẹ) và 父(ba). Ngoài việc là một thuật ngữ dùng để nói về cha trong tiếng Nhật thì Oyaji còn là một thuật ngữ dùng để chỉ người đàn ông trung niên hoặc cao tuổi.
 

Oyaji còn là một thuật ngữ dùng để chỉ những người đàn ông trung niên hoặc cao tuổi.

  • Oton (おとん)

Oton là một cách gọi cha thường được dùng tại các vùng nông thôn. Cụm từ Oton thường được sử dụng bởi những người nói phương ngữ Kansai. Oton còn là một cách gọi cha mang cảm giác gần gũi, mộc mạc.

  • Chichiue (父上)

Chichiue có thể được hiểu là một cách gọi trang trọng hơn của chichi. Chichiue thường được sử dụng trong các bộ phim hoạt hình samurai, nơi người cha có vị trí xã hội cao. Bên cạnh đó, chichiue còn ngầm mang ý nghĩa chỉ người cha tuyệt vời.

  • Chichioya (父親)

Chichioya (父親) là một từ có cách viết Hán tự đảo ngược với Oyaji (親父), mang cụm nghĩa "cha" đặt trước "cha mẹ" nhằm nhấn mạnh đối tượng được nhắc đến là cha và có thể vắng mặt mẹ ở nơi được nhắc đến. Đây là một cách nói về cha thể hiện mối quan hệ trong xã hội, không dùng để gọi một người cụ thể hoặc gọi cha của chính mình.
 
Tham gia ngay các khóa học tại Nhật ngữ C.I.P để học thêm nhiều hơn về ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản. Nếu bạn là người bận rộn và không có nhiều thời gian để tham gia các khóa học offline tại Nhật ngữ C.I.P thì cũng đừng lo lắng nhé. Chúng mình có cả các lớp học online cực “xịn” cực “chất” dành cho các bạn đó.
--------------------------------------------------
Hotline: 0942 228 596
Email: phongkinhdoanh.taiyo@gmail.com
Địa chỉ: Số 11, Ngõ 64, Đường Sài Đồng, Phường Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội

  Lynn.MKT.DPT

Form đăng ký

Vui lòng điền đầy đủ thông tin sau

Danh mục
Nhận xét
mail zalo messager call
Go to top