Thứ 2 - Thứ 7 : 09:00 - 17:30

Những điểm khác nhau giữa văn hóa giao tiếp của người Nhật và người Việt Nam
Mặc dù cùng có vị trí ở châu Á, nhưng giữa Việt Nam và Nhật Bản có rất nhiều điểm khác biệt về văn hóa, khiến cho bất cứ người Việt Nam nào sang Nhật Bản đều phải “mắt chữ O mồm chữ I”. Từ cách sinh hoạt, cách nói chuyện, thậm chí cả cách bắt đầu cuộc trò chuyện của người Nhật, cũng có khá nhiều điểm đáng để lưu tâm. Hôm nay, các bạn độc giả hãy cùng Nhật ngữ C.I.P tham khảo một số điểm khác biệt về văn hóa giao tiếp giữa người Nhật và người Việt nhé!

Những điểm khác nhau giữa văn hóa giao tiếp của người Nhật và người Việt Nam

Những điểm khác nhau giữa văn hóa giao tiếp của người Nhật và người Việt Nam
Mặc dù cùng có vị trí ở châu Á, nhưng giữa Việt Nam và Nhật Bản có rất nhiều điểm khác biệt về văn hóa, khiến cho bất cứ người Việt Nam nào sang Nhật Bản đều phải “mắt chữ O mồm chữ I”. Từ cách sinh hoạt, cách nói chuyện, thậm chí cả cách bắt đầu cuộc trò chuyện của người Nhật, cũng có khá nhiều điểm đáng để lưu tâm. Hôm nay, các bạn độc giả hãy cùng Nhật ngữ C.I.P tham khảo một số điểm khác biệt về văn hóa giao tiếp giữa người Nhật và người Việt nhé!

1. VĂN HÓA CÚI ĐẦU (OJIGI)
Khác biệt đầu tiên trong văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản so với người Việt Nam, đó chính là văn hóa cúi đầu “Ojigi (お辞儀)” của người Nhật. Ở Việt Nam, khi học sinh gặp giáo viên hay nhân viên gặp cấp trên, chỉ cần câu chào là đã thể hiện phép lịch sự rồi. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, văn hóa “cúi đầu” là một văn hóa mà bất cứ ai quan tâm đến Nhật Bản cũng đã quen thuộc. Tùy vào từng đối tượng, và tùy vào từng sắc thái trang trọng khác nhau, sẽ có ba kiểu cúi đầu khác nhau, đó là Eshaku (会釈), Keirei (敬礼) và Saikeirei (最敬礼).
Eshaku là kiểu Ojigi dùng để chào những người cùng độ tuổi hoặc cùng địa vị xã hội, và người cúi sẽ đồng thời cúi cả thân và cổ 15 độ. Còn Keirei là kiểu chào thể hiện sự trang trọng đối với người lớn tuổi hơn, cấp trên hoặc khách hàng, và người cúi sẽ cúi thấp từ 30 đến 35 độ trong khoảng 2 đến 3 giây. 

Saikeirei thường được sử dụng để biểu hiện sự tôn trọng cao nhất đối với các đấng sinh thành, quốc kỳ, thần thánh, v.v.. Một doanh nghiệp khi gây ra một sự cố nào đó, làm ảnh hưởng đến khách hàng, thậm chí là cả công chúng (VD: nhân viên làm lộ thông tin khách hàng), thì trong các buổi họp báo với phóng viên, công ty sẽ cúi đầu kiểu Saikeirei để tỏ rõ thành ý trong lời xin lỗi của mình.

2. CÁCH NÓI CẢM ƠN VÀ XIN LỖI
Khác biệt thứ 2, đó là cách thức và tần suất nói lời “cảm ơn”và “xin lỗi”. Người Việt ít nói“cảm ơn” và “xin lỗi”vì nó tạo cảm giác xa cáchvới người nghe.Nhưng trái lại, người Nhật lại nói những câu “cảm ơn” và “xin lỗi” với tần suất thường nhật. Có trường hợp dù một người chưa làm gì sai, nhưng lời xin lỗi vẫn được người đó thốt ra trước tiên. Ví dụ như ở vụ việc dưới đây.


Có lẽ nhiều người vẫn chưa quên được vụ việc mộtphóng viênNhật Bản tên làKenji Goto,đã không may bị tổ chức Hồi giáo Cực đoan IS hành quyếtvào năm 2015 tại Syria.Khi đó,mẹ của phóng viênnày đã "xin lỗi" vì đã khiến công chúng phải bận tâm.Bà đã nói: “Từ tận đáy lòng, tôi muốn gửi lời xin lỗi chân thành nhất đến người dân Nhật Bản, chính phủ Nhật Bản, cũng như các bạn bè quốc tế, vì đã khiến mọi người phải bận tâm”「日本国民、政府、諸外国のみなさんにご迷惑をおかけしていることに心よりお詫び申し上げます」
 
 
3, LỐI NÓI “ĐƯỜNG VÒNG”
Khác với người Việt Nam thẳng thắn, người Nhật rất ít khi nói "không" một cách thẳng thắn, để không làm mất lòng đối phương. Họ sẽ lấy một lý do nào đó để từ chối, ví dụ như "ngày mai tôi có việc", "chiều nay tôi bận rồi", v.v.. Cho dù hết lý do để từ chối, họ vẫn sẽ cố gắng tìm một lý do nào đó để từ chối, chứ nhất quyết không nói "không" một cách trực tiếp. Ví dụ như một món ăn không ngon, người Nhật sẽ không nói trực tiếp là “dở quá!”, mà vẫn sẽ khen, hoặc không bình luận gì.


Người Kyoto thậm chí còn có quy tắc về việc "từ chối" để cuộc hội thoại trở nên lịch sự nhất có thể. Ví dụ: nếu đối phương mời bạn đi ăn, vào nhà, bạn không được chấp nhận lời mời đó ngay, mà phải từ chối hai lần. Nếu đối phương nài nỉ bạn đến lần thứ ba, nghĩa là đối phương thực sự thật tâm muốn mời bạn, thì bạn mới có thể chấp nhận lời mời đó. Nếu bạn chấp nhận lời mời quá sớm, bạn có thể tạo cho người khác ấn tượng xấu, bị nói xấu.

4. ĐỌC KHÔNG KHÍ
Một khái niệm trong giao tiếp rất phổ biến ở Nhật Bản, đó là "đọc không khí". Có nghĩa là khi giao tiếp, ngoài lời nói ra, người nói phải để ý đến nét mặt, cử chỉ, nội dung lời nói, v.v.. để đoán xem đối phương đang thực sự nghĩ gì. Ví dụ: tác giả bài viết này đã từng làm công việc dạy tiếng Việt online cho người Nhật. có một lần tác giả đã khiến một vị khách hàng phật ý, nhưng lúc đó cô ấy chỉ trố mắt vì ngạc nhiên, rồi sau đó đến cuối buổi, mặc dù cô ấy vẫn nói chuyện rất lịch sự, nhưng sự nhiệt tình lúc bắt đầu buổi học, giờ không còn nữa.

5. “THỜI TIẾT” LÀ ĐẦU CÂU CHUYỆN
Việc sử dụng “thời tiết” để mở đầu câu chuyện là một hiện tượng ngôn ngữ thường gặp ở người Nhật Bản. Họ đặc biệt thích mở đầu câu chuyện bằng thời tiết, ví dụ như: "Thời tiết hôm nay đẹp quá", "Hôm nay nóng thật đấy", v.v.. Việc bắt đầu cuộc hội thoại bằng thời tiết là một chiến thuật vô cùng hiệu quả khi bắt chuyện với người lạ.


Không chỉ khi nói chuyện với nhau, “thời tiết” còn được sử dụng trong các bức thư, và email ở môi trường công sở chuyên nghiệp. Tùy vào từng thời điểm trong năm, sẽ có cách mở đầu hoặc kết thúc thư khác nhau. Sau đây là hai ví dụ điển hình.
 (Đầu email viết vào tháng 3)
Tiếng Việt: "Cái lạnh của mùa đông đã bắt đầu suy yếu đi. Không biết tình hình sức khỏe của ông/bà như thế nào rồi ạ?"
Tiếng Nhật: 寒さもようやく衰え始めましたが、いかがお過ごしでしょうか。
 (Kết email viết vào tháng 3):
Vì đây là thời điểm giao mùa, mong rằngông/bà sẽchú ý giữ gìn sức khỏe.
季節の変わり目なので、くれぐれもご自愛ください。
Những điều kể trên chỉ là những khác biệt tiêu biểu nhất trong số rất nhiều khác biệt về văn hóa giao tiếp giữa người Nhật và người Việt. Chỉ khi sinh sống ở Nhật Bản rồi, các bạn mới có thể nhận ra được thêm nhiều khác biệt thú vị hơn – những điều chưa từng được bài viết nào đề cập tới. Cho đến lúc đó, hãy đón đọc các bài viết sau của Nhật Ngữ CIP để biết thêm nhiều thông tin thú vị về văn hóa, con người, cuộc sống tại Nhật Bản hơn nhé!

                                                                                                                      Tác giả: Đỗ Thế Duyệt

Liên hệ tư vấn:
Trung tâm Nhật ngữ C.I.P
Inbox: m.me/cipjapan
Tel : 098.456.0281
Địa chỉ: VP1: Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam
             VP2: Khuất Duy Tiến,Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Form đăng ký

Vui lòng điền đầy đủ thông tin sau

Danh mục
Nhận xét
mail zalo messager call
Go to top