Thứ 2 - Thứ 7 : 09:00 - 17:30

Vào tết Trung thu, ngoài khung cảnh rộn ràng và náo nhiệt của các buổi phá cỗ cũng như ánh đèn ông sao, còn cảm giác nào vui hơn lúc cắn những miếng bánh Trung thu thơm ngất ngây, ngon hết sẩy, với vô số các loại nhân bánh khác nhau như nhân trà xanh, trứng muối, cốm, v.v.. Tết Trung thu đang sắp đến gần rồi, nên trong bài viết này, Nhật Ngữ CIP sẽ giới thiệu cho các bạn một món “bánh Trung thu” độc đáo của người Nhật, có tên gọi là “Tsukimi Dango”.

TSUKIMI DANGO – MÓN BÁNH TRUNG THU CỦA NGƯỜI NHẬT

Vào tết Trung thu, ngoài khung cảnh rộn ràng và náo nhiệt của các buổi phá cỗ cũng như ánh đèn ông sao, còn cảm giác nào vui hơn lúc cắn những miếng bánh Trung thu thơm ngất ngây, ngon hết sẩy, với vô số các loại nhân bánh khác nhau như nhân trà xanh, trứng muối, cốm, v.v.. Tết Trung thu đang sắp đến gần rồi, nên trong bài viết này, Nhật Ngữ CIP sẽ giới thiệu cho các bạn một món “bánh Trung thu” độc đáo của người Nhật, có tên gọi là “Tsukimi Dango”.
Trong tín ngưỡng truyền thống của người Nhật Bản, mặt trăng là nơi những chú thỏ ngọc sinh sống. Khi ngắm trăng tròn, họ thường tưởng tượng rằng, có những chú thỏ đang ăn bánh bao, hoặc giã bánh Tsukimi Dango trên đó.


Trong từ Tsukimi Dango, Tsukimi có nghĩa là “ngắm trăng”, và cũng chỉ “ngày Tết Trung thu của người Nhật Bản” (Tsuki: mặt trăng; Mi: nhìn, ngắm), còn Dango là tên gọi chung của loại bánh tương đối giống với món bánh trôi của Việt Nam, và được làm từ bột gạo (mochiko). Bánh Dango khá giống mochi (là một loại bánh gạo của Nhật), thường được dùng chung với trà. Dango là món ăn được dùng quanh năm, nhưng có nhiều loại dango khác nhau và được dùng theo từng mùa. Người Nhật thường ăn Tsukimi Dango trong những ngày Tết Trung thu.
Vào ngày rằm Trung Thu, người Nhật thường bày bánh Tsukimi Dango theo hình tam giác trên một chiếc kệ gỗ, bên cạnh là bình cỏ susuki, và cũng có thể có thêm một số loại hoa quả nữa.
Sau đó họ đặt món bánh này ở bất cứ chỗ này có thể nhìn thấy trăng một cách bao quát và rõ nét nhất, ví dụ như hiên nhà, hoặc gần bên cửa sổ, để có thể vừa thưởng thức, vừa ngắm trăng. Ở một số địa phương, người ta có quan niệm rằng bánh dango sau khi cúng xong để bên ngoài hiên, nếu trẻ con tự ý đến lấy thì đó là một điềm lành.
Tùy vào văn hóa phong tục của từng khu vực, bánh Dango của người Nhật sẽ có nhiều hình dạng, như hình tròn, chữ nhật, dẹt… nhưng phổ biến nhất vẫn là bánh dạng hình tròn. Ngoài ra, người Nhật có thể kết hợp với vô số những nguyên liệu khác như trà xanh, dâu tây, v.v.. để tạo ra những chiếc Dango với đầy màu sắc bắt mắt.
Cách làm bánh Tsukimi Dango này rất tương đồng với cách làm bánh trôi nước của người Việt Nam, chỉ khác ở phần nguyên liệu chuẩn bị. Để làm bánh Dango, người ta thường sử dụng bột gạo nếp Shiratama pha với bột gạo tẻ Joushinko, nên những chiếc bánh thành phẩm có độ dai vừa, dẻo, thơm.
Bánh thành phẩm sẽ được xếp thành tháp để cúng thần linh, tổ tiên và những người đã khuất, rồi sau đó đem nướng sơ cho hơi giòn, quết mật và đường lên, sau đó ăn kèm với bột đậu nành Kinanko hoặc đậu đỏ, nhấm nháp với trà xanh.


 


Ăn bánh Dango, nhâm nhi ly trà là một nét văn hóa truyền thống của người Nhật. Chính bởi hương vị ngọt lịm của bánh, kết hợp với vị thanh mát của trà, đã khiến cho loại bánh này rất được cả người lớn lẫn trẻ em yêu thích.
Mặc dù là một món ăn truyền thống và phổ biến của Nhật Bản, nhưng Dango chỉ được coi là một món ăn vặt, không phải là món chính trong các bữa ăn của người Nhật. 

 

Liên hệ tư vấn:
Trung tâm Nhật ngữ CIP
Inbox: m.me/cipjapan
Tel : 098.456.0281
Địa chỉ: VP1: Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam
             VP2: Khuất Duy Tiến,Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam                                                                                                                            

 

Form đăng ký

Vui lòng điền đầy đủ thông tin sau

Danh mục
Nhận xét
mail zalo messager call
Go to top